Nhà Văn (t)Rẻ

IMG_0063


Hôm nay vô tình vào website Vinabook và xem qua bảng xếp hạng các sách bán chạy, thấy những cuốn sau đang xếp hạng cao trong top:

+ Những Kẻ Xuất Chúng – Cái Nhìn Mới Lạ Về Nguồn Gốc Của Thành Công
+ Đắc Nhân Tâm – Cuốn Sách Hay Nhất Của Mọi Thời Đại Đưa Bạn Đến Thành Công
+ Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn
+ Người Giỏi Không Phải Là Người Làm Tất Cả
+ Lập Bản Đồ Tư Duy – Công Cụ Tư Duy Tối Ưu Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Sống Của Bạn
+ etc.

A – Cũng mừng.

Vì sau khoảng thời gian bị rơi vào bẫy của vài nhà văn (t)rẻ, rốt cục người mua hàng đã biết cách chọn lọc đầu sách kỹ hơn.  Xin chia sẻ 2 câu:

Fool me once, shame on you.
Fool me twice, shame on me.

Lần đầu tiên bị lừa – ừ, thì thôi. Ta có thể mặc sức đổ thừa, do nó xấu xa í mà.
Lần thứ 2 bị lừa – vì cùng một trường hợp!  Chỉ có lý do duy nhất là…  Tu Nga.

Khi phát hành quyển Rừng Na Uy, Haruki Murakami không cần một câu slogan đặt trên bìa, đại loại “Chỉ dành cho những ai không nhạy cảm về chuyện Tình Dục“.   Nếu bạn đã đọc qua cuốn này rồi, cũng biết Haruki viết về sex “hình tượng” đến mức nào. Sexual. Sensual. Beautiful!  Tuyệt nhiên không phải dạng dâm thư, hoặc cố tình chèn yếu tố da thịt vào để câu khách rẻ tiền.  Mọi chi tiết đều xâu chuỗi chặt chẽ vào nhau, góp phần tạo nên sự bức bối trong hoàn cảnh nhân vật.  Nhờ vậy, độc giả mới muốn sống, muốn trải nghiệm cùng nhân vật hơn.  Ông anh mình lao vào ngấu nghiến cuốn sách chỉ trong 2 ngày, mà đến cả tuần sau vẫn còn ám ảnh.  Vậy mới hay!  Tuyệt vời được như thế, thiên hạ lập tức sẽ bàn tán, vì tổng thể chứ không chỉ… cái bìa!

Nhà văn (t)rẻ bi chừ chăm khai thác SEX – KINH DỊ – GAY – LESBIAN – Đau Khổ Quằn Quại Trong Cơn Sến.  Đọc đến chương thứ 2 đã thấy mắc mệt.  Ai dư tiền mua mấy thể loại này chắc chưa từng xem qua demo và/hoặc những bài review trên mạng.  Gọi là DEMO, chứ chắc chắn là phân-đoạn mà tác giả tâm đắc nhất rồi, cứ yên tâm là những phần khác còn… tệ hơn.

Cũng khó trách.  Một cái tên mới ra, không làm trò thì lấy gì để PR?  Có bạn “được” báo đập còn… mừng húm, sưu tầm đăng đầy blog và… phản pháo nữa cơ mà.  Ai thấy chướng mắt, lại đây mình bảo nhỏ:  Đừng thèm chửi, chỉ tổ rơi vào bẫy.

Ví dụ như khi viết entry này, mình chỉ lên tiếng về một tình trạng đang diễn ra trong văn đàn, chứ chả cần trù dập ai cả.  Không nêu tên, thậm chí không viết tắt.  Chi vậy?  Hihi, tự hiểu với nhau là được rồi.

Chê quá cũng không nên.  Các bạn cũng có những tài lẻ khác, ví dụ như: giỏi tạo mối quan hệ, giỏi phóng đại giật gân, giỏi vận dụng cái danh “gì cũng làm qua loa nhưng chả có gì xuất sắc”.  Như thế cho lịch sự – chứ mấy từ như “la liếm, chém gió, ảo tưởng” chỉ dành cho… hot blogger thôi ha ha ha.

Thử hỏi – văn học mạng đúng lý xuất phát từ những người nổi… trên mạng (nôm na là hot blogger, ví dụ như 3 tác giả Trang Hạ, Hà Kin và Joe) – chứ chủ nhân viết entry chỉ thu hút lèo tèo vài lượt đọc và comment, liệu có thể xem là… hiện tượng?!  Ảo trên mạng có khi nên mừng, chứ ảo ngoài đời thì… khó đỡ quá.

Thiết nghĩ, “siêu nhân kìa” bấy nhiêu là đủ rồi.  Nếu thực sự yêu nghề, và tin tưởng vào năng lực bản thân, các bạn nên khai thác những chủ đề bớt-giật-gân hơn.

Cũng chia sẻ – muốn trở thành một nhà văn (t)rẻ, tôi hội đủ điều kiện:

1. Mối quan hệ (để in sách, để PR, etc.) – có đủ.
2. Khả năng viết, diễn đạt và phân tích tối thiểu – có dư.
3. Khả năng gây sốc – tự hiểu ha.
4. Số người chửi – ha ha.
5. Số người thích – tham khảo các trang mạng xã hội của tôi để xem lượng Visitors, Friends và Fans đông hơn mí bạn nhà văn (t)rẻ kia bao nhiêu lần?

Tít hả?

BẤT CẦN (Không dành cho những người đàn ông và phụ nữ trong đời tôi).

Kể cả những kẻ chả biết hot blogger Robbey là… thằng quái nào, chắc chắn cũng phải nhớ cái tiêu đề này.  À, ta Google nó xem sao.  Ảnh hôn hít, ảnh khoe hàng tá lả, ôi kinh nhỉ?  Thật hay ghép?  Ô hô, một loạt hình với ca sĩ người mẫu nữa kìa!  Để mua về rồi đoán thử xem thằng nào con nào đã làm tình với nó.  Dạo này showbiz chán bỏ bu, có cái để buôn chả sướng mồm quá.  À không, tao nhã thì gọi là… “câu chuyện làm quà”.

Đấy.  Đã muốn câu khách rẻ tiền là phải chơi cho tới thế đấy!  Hiểu ha!

Theo bạn, bán được quyển đấy có khó không?


B – Cũng buồn cười.

Why?

+ Những Kẻ Xuất Chúng: Không xuất chúng làm sao bán sách được cho các bạn?
+ …Đưa Bạn Đến Thành Công:  Ít nhất cũng đã thành công khi đã bán được sách cho bạn.
+ Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn: Hóa ra nhiều người nghe… tôi dạy phết!
+ Người Giỏi Không Phải Là Người Làm Tất Cả: Mà là người viết cuốn sách này.
+ Công Cụ Tư Duy Tối Ưu: Tối ưu… tạm thời thôi, nhớ mua quyển sắp tới nhé!

Đùa chút xíu.  Mấy đầu sách này thật ra hay đấy chứ, vì nó đặt sự đơn giản lên trên cả.  Thông thường, con người vốn suy nghĩ phức tạp và tự trói mình vào những sợi bế tắc rối rắm tự tay làm nên.

Còn vì sao buồn cười?  Tự dưng nhớ câu “Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét!” Khổ, thế mà nói cái chi cũng sẽ có kẻ sái cổ tin.  Thật, ít ai được như Robbey.

30 responses to “Nhà Văn (t)Rẻ

  1. của Haruki thì e mới đọc 1 cuốn thôi: Kafka bên bờ biển. đọc xong đúng là ám ảnh, cũng ko nhớ là ám ảnh bao lâu nữa…nhưng đến giờ e vẫn ko muốn đọc 1 tác phẩm nào của Haruki nữa. Vì đ/v e Kafka bên bờ biển quá hay, và e ko muốn đọc thêm tp nào của Haruki nữa.

    Như Trăm năm cô đơn của Marquez, đọc hoài vẫn thấy hay, và vậy nên e cũng ko mún đọc 1 tp nào của Maquez nữa.

    Ko hiểu sao cái tính đọc sách của e nó kì cục quá??

  2. cuốn Rừng Nauy thật ra lúc đầu e đọc là vô tình nhg sau đó lại thếy rất hay . lúc đầu chị w mẹ thý e đọc k cho và wúynh :(( sau nàh lén đọc típ =]] và mãi sau trog truờg e mới rộ lên đọc Rừng Nauy, lúc đầu e k nhớ tên nó nên cũg tò mò nhg nhìn cái bìa w cách tụi nó bàn luận là hĩu ngay tại sao tụi nó lại đọc rầm rộ như vậy :[ thật nản wá đy …

  3. đọc những tác phẩm như Rừng Na Uy phải thật sự hiểu nhân vật, vì nội tâm của W rất phức tạp. Còn đọc những tác phẩm câu khách rẻ riền, chỉ cần đọc ‘những đoạn cần đọc’ =))

  4. Chuẩn, đọc Rừng Na Uy, vừa đọc vừa phải suy ngẫm. Rừng Nauy kén người đọc và cũng là tác phẩm gây nhiều tranh cãi.

  5. =))… thì nhạc teen nhàm rồi, miss teen cũng quá ngộp rồi, teen mình chuyển sang “sex-kiểu-teen” :”>

  6. Nghe là hiểu nói ai rồi ha :))
    Điện thoại mới kìa :-“

  7. Em thấy nhà văn trẻ Việt Nam bây giờ, nhất là nhà văn nữ trên mạng ý, cứ viết về sex như chả còn gì để viết nữa ý. Những quyển như “Dị bản” của Keng em chả thấy có gì hay cả.

    Haruki Murakami, em thích bình thường, vẫn thích đọc ông ý viết truyện ngắn hơn là tiểu thuyết, chủ đề tập truyện ngắn như “Bóng ma ở Lexington” hay “Người TV” rất cuốn hút và đa dạng. Còn Rừng Na Uy em cũng khá là ám ảnh khi đọc xong, nhưng dù sao cũng ko thích lắm

    Có lẽ tạng em hợp với Banana Yoshimoto hơn, những tiểu thuyết như Kitchen, Goodbye Tugumi hay N.P hấp dẫn em hơn. Hoàn toàn k có những tình huống căng thẳng, k viết về sex, k khiến người ta bứt rứt, nhưng đọc rất lâu sau đó vẫn thấy ám ảnh và rất mơ hồ 🙂

    • Uh, anh cũng muốn bắt đầu với Banana, em nói làm tạo thêm động lực đấy. ^^

      Thành công nhất của người viết (chưa dám gọi nhà văn) là khiến người đọc suy nghĩ sâu hơn, có nghĩa là “read between the lines”, chứ không phải là phô bày những cái trần trụi ra chỉ để… rửa mắt. Có những quyển sách ko hẳn là mình thích, nhưng cũng phục tác giả vì đã khiến mình phải suy nghĩ nhiều, thậm chí tự đặt chân vào đôi giày của nhân vật. Thành công là như thế.

      Văn học Việt Nam bây giờ bế tắc quá, mấy bạn (t)rẻ toàn viết linh tinh vớ vẩn. Có lần, kiên nhẫn đọc hết một cuốn tự truyện, rốt cục chỉ biết… cười nhếch mép.

  8. Còn những quyển như “Cô đơn vào đời”,”Yêu anh hơn cả tử thần” hay “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” em chả bao giờ muốn đọc cả cho dù thiên hạ ầm ầm đi mua về. Mấy nhà văn TQ trẻ bây giờ chỉ toàn viết về gái điếm, về HIV và về sex, về sự cô đơn của tuổi trẻ một cách rẻ tiền, tất nhiên em k có thái độ coi thường những chủ đề đó, nhưng e nghĩ thế hệ nhà văn trẻ bây giờ gặp vấn đề về cách khai thác các chủ đề. Thế nên mới có sự khác nhau giữa sex Nhật và sex Việt Nam.

    • Anh thấy “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” còn có giá trị nhân văn nhất định, giọng văn cũng là lạ. Về sau, một lũ copycats học đòi bắt chước theo, càng viết càng nhảm nhí. Bế tắc nhỉ? Có khi đúng như người ta nói, bi kịch mới tạo nên tuyệt tác. Lứa sau này toàn ăn sung mặc sướng rồi quằn quại với những bi kịch… tự tạo, haizz.

  9. Bấy lâu nay mình cứ tìm một điều gì giản dị mà đẹp ở VH Việt, hiếm hoi quá. Chuyển sang tác phẩm dịch vậy, nhưng vẫn cứ chờ…

  10. Em cũng là người dịch tiểu thuyết nên em biết dịch từ tiểu thuyết TQ sang VNse cũng rơi rụng đi khá nhiều cảm xúc gốc. Em công nhận Trang Hạ dịch hay thật nhưng phải đọc bản gốc mới cảm hết cái hồn của tiểu thuyết. Tại vì tiếng TQ thể hiện cảm xúc qua chữ nữa.

  11. 100 năm văn học nước ta mới có vài mươi cuốn hay đáng đọc
    còn lại thì chỉ là số cộng, thêm vào
    do ít tài năng mà nhiều thợ viết

  12. Kitchen hay lắm ó bạn ở trên ơi. 🙂

  13. Thật sự là dạo gần đây tiểu thuyết của Việt Nam cứ gọi là gây ấn tượng mạnh 1 lần và không lần nào nữa ấy. Em còn nhớ như in cái cảm giác phẫn nộ như bị đâm lén khi mà 1 tiểu thuyết về gay được đưa ra. Anh ta mô tả nó 1 cách cuồng loạn, đen tối, thối tha, thô bỉ, cứ như thể “Nó là thế đấy các bạn ạ!” Em thật sự không thể nào tin người đọc sẽ nghĩ gì về thế giới thứ 3 khi đọc cuốn đấy nữa. Phẫn.

    Em vốn không mặn mà với thể loại mô tả sex trong ngôn ngữ văn chương nhưng sau lần đấy xong thì em đọc ngay cuốn Rừng Na Uy và em bị hút hồn. Thật đấy. Đẹp mĩ miều quá. Mô tả rõ ràng, hình tượng mà vẫn đẹp, và mượt mà. Hay thật 😐
    Ngoài ra, Người Tình Sputnik cũng hay dã man.

    Em cũng thích văn phong như tơ vương của Banana. Dính vào là không thể nào thoát khỏi. Đáng tiếc, có lẽ là lần đầu tiên tiếp cận với Banana em đã chọn ngay n.p nên sau đấy, đã mua 1 loạt các tập khác của Banana nhưng em không còn cảm giác mặn mà như ban đầu. Buồn thật đấy.

    Em viết phản hồi này cũng vì có người chưa đọc đã chê Xin Lỗi Em Là Con Đĩ. Đó là 1 cuốn truyện nhẹ nhàng, có thể khiến người đọc bật cười trong hạnh phúc, là cuốn truyện của những người đang yêu nhưng lại không đến được với nhau. Đau khổ là lí do dẫn đến điều đó lại không phải là lỗi của ai. Nếu là lỗi của 1 người, may ra người có lỗi sẽ cảm thấy đáng lỗi, người còn lại sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn vì đã tìm được người thay thế, và độc giả thì không phải nặng lòng đến giờ này.

    Ngoài ra em cực cực cực thích Trương Duyệt Nhiên. Và cũng cực cực cực hận 🙂 Hận mà vẫn thích. Thích xong rồi hận 🙂

    • Trong quyển Xin lỗi, nhân vật nữ chưa bao giờ làm đĩ cả, tiêu đề như “thách thức” những ai trông mặt bắt hình dong. 🙂

      Đa số sách về gay và les đều bôi bác cộng đồng này, ko hiểu ng viết nghĩ gì nữa. :-S

  14. Ôi ôi ôi mình thích entry này của bạn quá nha :”>

    ——

    Về Haruki Murakami, ời, mình đọc hết tất cả những gì mình quơ được của bác này. Mình rất thích. Thích lắm luôn. Mặc dù Haruki cũng trendy chứ chả phải thường. Nhưng bác trendy có tiếng có miếng, nên dù có trendy rùm trời vs văn Nhật truyền thống thì người ta vẫn chạy theo bác ào ào. :”>

    Đó, trendy nó phải vậy chớ XD

    ———

    Còn về Banana. :”> Mình cũng thích Banana. Mỗi một nhà văn cần một điểm khởi đầu để tiếp cận. Với Haruki Murakami, thích hợp nhất có lẽ là các truyện ngắn của ông, hay Phía Nam Biên Giới Phía Tây Mặt Trời (mình rất thích đoạn sensual đầu sách nha, rất gợi tình, vừa buồn vừa trong sáng). Còn Banana, mình vẫn tin Kitchen là điểm khởi đầu thích hợp nhất ^^

  15. hê hê hê tui biết đang xiên xỏ ai đó nha =))=)) 24h chê nhau đi

  16. xì lộn rồi, tới tận 48h lận

  17. Thành công nhất của người viết (chưa dám gọi nhà văn) là khiến người đọc suy nghĩ sâu hơn, có nghĩa là “read between the lines”, chứ không phải là phô bày những cái trần trụi ra chỉ để… rửa mắt. Có những quyển sách ko hẳn là mình thích, nhưng cũng phục tác giả vì đã khiến mình phải suy nghĩ nhiều, thậm chí tự đặt chân vào đôi giày của nhân vật. Thành công là như thế.
    Cụ thể người viết là người viết nào ? Người viết đó có ra cuốn sách nào chưa ? Nếu ko ra được cuốn sách nào soa lại được đánh giá cao hơn người đã ra được sách

  18. mấy cái quyển sách bán chạy ấy đủ thấy người ta ngày càng thiếu kĩ năng nhỉ, cái gì cũng không có, mà cái gì cũng đem ra dạy được hết. Chẳng biết đọc xong rồi giỏi được đến đâu. Tôi thì chưa bao giờ đọc 1 cuốn dù thấy chúng cả chục năm rồi

  19. Bài viết này hay nè, HC rất sợ các nữ nhà văn của VN coi sex là 1 đề tài nóng hổi, để nổi tiếng, để chơi trội, và thường bám víu lấy cái tuyên ngôn “giải phóng phụ nữ” để giải thích cho việc viết ra những trang miêu tả rợn người. Chả hiểu giải phóng phụ nữ gì ở chỗ cho hồn ma bố chồng ngủ với con dâu , haizzzz

  20. Hahaha, lại là Rừng Na Uy. Hiểu ý roài! ^^

Gửi phản hồi cho robbeydeptrai Hủy trả lời