Hồn Ma Báo Oán

Robbey0004


Hồn Ma Báo Oán ra đời từ cuối năm ’08, nhưng nay mình mới có dịp đi xem. Vở kịch nhìn chung khá hấp dẫn, đặc biệt ở hiệu ứng âm thanh ánh sáng, nhưng mình không hài lòng với kết cục cho lắm.

Mình vốn nhạy cảm. Mỗi lần kết thúc một bộ phim, một quyển sách, lại ít nhiều băn khoăn, dù biết rằng đa phần các chi tiết, các nhân vật đều do hư cấu. Sợ ma? Không. Nghĩ đi, đang viết entry vào giờ thiêng nè. Cả ngày nay, chốc chốc lại thấy tội cho vai Ngọc (Xuân Thùy đóng). Xinh đẹp, tốt bụng, và đặc biệt là sự trong sáng đến thuần khiết. Sao tác giả nỡ giết một người như vậy? Ngọc chết tức tưởi, không nhắm mắt.

Cô gái ấy là nhân vật phụ.

honma


Câu chuyện xoay quanh 2 gia đình xuất thân nghèo khó. Trước 1975, họ đi đào vàng ở vùng sâu vùng xa với hy vọng đổi đời. Hai vợ chồng Ba (Mạnh Tràng) và Nở (Bảo Châu), Hùng (Tấn Hoàng) và Nhung (Phương Dung) hết lòng quan tâm đến nhau. Tình bạn bè chòm xóm giữa họ còn khắng khít hơn cả anh em ruột thịt, cho đến ngày Ba đào được kim cương. Hùng vì muốn hưởng trọn số tài sản từ hai viên đá quý đó, đã nhẫn tâm sát hại cả nhà ông bạn thân, bao gồm đứa bé trong bụng Nở.

Hùng giấu vợ, cùng 3 người con – Bảo (Tấn Hưng), Ngọc (Xuân Thùy) và Minh (Mạnh Tràng) – trốn đi xứ khác làm ăn. Vẫn với tính cách tàn bạo và thủ đoạn, Hùng nhanh chóng làm giàu, của cải vật chất đầy đủ phủ phê. Tuy nhiên, nay đã già yếu, Hùng bắt đầu nghe những tiếng khóc than, oán trách từ vong hồn vợ chồng Ba. Oan nghiệt hơn, đứa con út ra đời đúng ngày Hùng thủ ác, trông giống Ba như đúc! Mỗi khi nhìn Minh đi đứng, nói cười, Hùng lại nhận thấy nỗi ám ảnh…

Kể đến đó đủ rồi. ^_^ Kịch bản xây dựng tương đối logic, biết thắt và gỡ nút. Nhiều đoạn cố tình gây cười, nhưng không thừa, nếu tinh ý sẽ đoán được ý đồ của đạo diễn cho phân cảnh tiếp theo. Mình toàn ngồi “dự đoán” (vì chưa từng xem qua) cho ku Quốc Thiên nghe, rốt cục… đúng hết trơn.

Nhân vật được xây dựng lỏng lẽo nhất là Quân (Minh Cường), anh bạn trai mà Ngọc vừa quen trong chuyến công tác từ thiện. Với một tay cáo già như Hùng, đã hại bao nhiêu người, làm sao có thể dễ dàng cho “kẻ lạ mặt” vào nhà? Quân tự nhận… Việt kiều, mất giấy tờ – tin liền luôn vậy đó. Có tham tiền, hám danh, cũng hông thiếu common sense đến vậy. =.=

Thằng cả ác y chang ba nó, chết vì chính cái ác nó gieo xuống = xem như luật nhân quả.

Bà mẹ hiền, chung thủy, hết lòng vì chồng con. Bà còn chịu khó lên chùa cầu siêu, cúng kiếng cho vợ chồng Ba. Chi tiết bà qua đời vì ráng cứu Bảo, có thể chấp nhận được = nói lên tình mẫu tử, chứ không phải “trả giá”.

Đến khi Ngọc hộc máu thì mình thực sự hụt hẫng. Tác giả bị… quá tay. Dùng cái “thiện” để thuyết phục người xem, vẫn tốt hơn là đe nẹt đến tận cùng như vậy.

xuanthuy


Tại sao nhất thiết một mạng đổi một mạng?

Sống trên đời, chẳng lẽ: Ai đánh mình một cái, mình đánh lại người ta một cái. Ai đánh mình hai cái, mình đánh lại người ta hai cái. Ai đánh mình ba cái, mình đánh lại người ta ba cái?! Phải biết điểm dừng chứ. Trừng phạt của lương tâm đã kinh khủng lắm rồi. Sống mà trong lòng không yên ổn, há chăng còn tệ hơn chết?

Khi có cơ hội thuyết phục rằng “Anh sai rồi, anh thấy hậu quả của oán nghiệt anh gieo chưa?” – nên ngừng tay – tính nhân bản nằm ở đó. Nếu vì trả thù mà hại cả người tốt, dồn kẻ khác vào đường cùng, thì ta tốt lành gì?

Vợ chồng Ba khi sống rất lương thiện, tốt đến mức khó có thể tốt hơn. Vậy thì khi chết, dù oan ức, cũng không thể thay đổi bản chất hoàn toàn được. Khá thất vọng, vì sự thương xót dành cho Ba và Nở ban đầu đã vơi bớt vào phút chót.

Dân ta hơi cực đoan?

Nhớ đến truyện Tấm Cám, rất bất bình khi cô Tấm… làm mắm em gái và đưa dì ghẻ ăn. Ác ôn quá! Giờ bạn thử tưởng tượng bạn làm mắm từ thịt người đi, sẽ thấy nó ghê rợn và biến thái như nào. Thêm vào đó, dù xấu xa tới đâu, đã là mẹ chắc chắn phải thương con. Ai lại… Cách giải quyết vấn đề có thể ít tàn nhẫn hơn.

Kẻ ác hãy còn nhan nhãn ngoài xã hội. Những tác phẩm thế này sẽ làm họ chột dạ, trở thành công cụ cảnh báo khá tốt. Tuy nhiên, vẫn quan điểm “ai làm nấy chịu”. Thời phong kiến qua rồi, đừng chơi trò “tru di tam tộc”, kỳ lắm. Nhỡ họ… mồ côi và độc thân thì được quyền hành ác à?

Nói tóm lại, đây là một vở kịch đáng xem, diễn viên đóng quá tốt (đặc biệt là Mạnh Tràng, mang lại cả tiếng cười và những khoảng lặng). Tuy nhiên, vẫn mong biên kịch đề cao tính nhân văn hơn nữa trong những lần sau.

PS: Xuân Thùy trên sân khấu xinh hơn khi lên ảnh, nãy giờ Google chả thấy tấm nào vừa ý hehe.
PS2: Chẳng hẹn mà cả papa mình và 3 ông con đều vận áo màu trắng, lúc tắt đèn, phản quang kinh chết được.
PS3: Thói thường, mình “đặt gạch” trước 12h rồi cập nhật entry sau. Nhưng hôm nay, chả hiểu sao, post lúc 11:59 bị error.

Robbey0001

Robbey0002

Đã bảo có số ra đường gặp nghệ sĩ. Hoàn toàn không hẹn trước với hội nhà Quốc Thiên.

Robbey0003

Da mặt ku Hải Đăng dạo này đẹp ghê. Ông ngoại vừa đơ vừa lờ mờ như con maaaa.

Robbey0005

Mama, em zai và em dâu.


21 responses to “Hồn Ma Báo Oán

  1. woa, kich nay nghe anh ke hap dan qua, khong biet den he con chiu ko anh nhi, em muon ve xem 🙂 Em khoai xem kich ma lam, nho hoi truoc khi di co xem duoc Nguoi vo ma, nhung trong do thich nhat Thai Hoa ^^vui oi la vui.
    VN minh rat nhan manh cai suy nghi: “Cai thien se thang cai ac”, chung ta xay dung vai ac qua ac doc, xau xa nen khi bi qua bao, ta cam thay ha he va thoa man.
    Moi nguoi da quen nhu vay, cung kho trach vi no da nam trong sach giao khoa tu hoi tieu hoc roi…Chi co dieu neu suy nghi ki mot ti thi doi luc chung ta da lam mat di cai dep cua nhung vai thien, co the ta hai long voi ket thuc nhung chung ta quen mat rang cai thien cung vua lam mot dieu ac. (VD nhu trong Tam Cam anh co noi)…
    Neu noi lai cho dung hon thi ta co the noi: “Cai thien giet cai ac” chu khong con thang cai ac nua 🙂

    • Anh thích Người Vợ Ma hơn, xem xong hok bị nặng nề. Cái này hem phải có tật giật mình hay gì, chỉ thương nhân vật thôi – ai trong nhà làm ác chẳng nhẽ cả họ lãnh hết?! 😐

      Mà thôi, cái đó thuộc về khâu kịch bản, và tùy quan điểm mỗi người. Vẫn phải dành lời khen cho các diễn viên, special effects cũng tốt nữa: cảnh đốt nhà, chém vào đầu, etc. nhìn như thật. +__+ Hết hồn ah.

      Anh nghĩ sẽ còn chiếu dài dài, ăn khách mà. Hơn 1 năm rùi mà rạp vẫn còn đông lah. 😀

  2. Hồi đó học Tấm Cám cũng có cùng câu hỏi, tại sao Tấm cuối cùng lại ác vậy? Hỏi bà cô bả bảo tại như vậy mới thể hiện một cô Tâm mạnh mẽ, quyết đoán cứ không yếu mềm. Ặc, bất mãn quá trời nhưgn không dám cãi. Cãi là lãnh con 0 ngay.

  3. em chưa coi Hồn ma báo oán nhưng hôm bữa đc ng ta cho mấy vé coi Kịch SG ở Cao Thắng, xem vở Siêu Tỉ Phú gì đó thấy nhảm vô vùng, ra về giữa chừng.
    tiếc là Kịch Sài Gòn chỉ chuyên về Hài kịch (đôi khi còn nhảm nhí), ít có những vở có chiều sâu mà vẫn có tình tiết hài như Hồn ma báo oán.
    cho nên em thích coi ở Idecaf hơn, có nội dung sâu sắc vừa dzui!

  4. a ơi sao cái tấm chụp với QT a cao hơn mà đô hơn QT lun zạh?

  5. hay lam ha anh? 😦 muon coi ma ko biet lam nhu na`o 😦

  6. chào em , chị hay đọc blog của e hàng ngày, quý e vì e là người sống tình cảm 🙂

  7. Hải đăng lúc trước học trường phan đăng lưu

  8. em cũng mới coi vở Hợp đồng mãnh thú bên Idecaf đó anh, bữa nào anh đi coi hen, em thấy cũng hay lắm, vừa có chiều sâu lại rất vui ! :))

  9. Chưa xem kịch này, nhưng em rất hiểu cảm giác của anh. Vì em đã xem phim Vỹ Cầm của Hàn Quốc, cũng là mô-típ hồn ma báo oán! Đại loại là cô gái chơi vỹ cầm về trả thù bạn mình (người đã hại chết cô ấy vì ghen tị tài năng). Trả thù bằng cách hại em gái, chồng, và 2 đứa con của người bạn đó! Tác giả của bộ phim này và vở kịch đó chắc quên mất câu “oan có đầu, nợ có chủ” rồi!

  10. Ék ék ék, anh wánh ngay zấn đề cô Tấm hiền hay ák mà em thắc mắc bấy lâu nay 😀 Vậy mà trong sách vở cứ “Hiền như Tấm”. Hiền như pả chạy zài chục cây số 😀

  11. kái zụ Tấm Cám hình như em nhớ sgk có chỉnh sửa lại đọan kết mà, nhưng mà cũng lãnh nhách lun. Hùi em học cô em cũng phân tích cái đoạnkết theo đúng nguyên mẫu, và nói thẳng là ko phù hợp với hình ảnh cô Tấm từ đầu truyện và phản đối kái kết này wóa troy. Công nhận cô giáo em dũng cảm, hehe..
    Làm việc tội lỗi thì có khi còn sống lại còn khổ sở hơn là trả giá bằng cái chết íh nhỉ 😀

  12. Hi, em ko xem kịch mà đọc truyện ^^
    Truyện này ko hẳn là sợ mà là giá trị nhân văn nó mang lại, tuy có hơi quá đáng 1 xíu 🙂
    à anh, trong kịch có nhân vật một ông già và một cô gái- người mà sau này thằng con cả nó về ở chung luôn không ?

  13. Pingback: Diary of a Pure Loner « Robbey McNificent

  14. Pingback: January 2010 – Những Từ Khóa Rực Rỡ « Robbey McNificent

  15. minh da nghe noi kich hon ma bao oan hay lam nhung hom nay moi duoc coi . hay nhat la canh bop co ong Ba , chem dau No , dot nha . Vui nhat la khuc nguoi ta tap hop 5 , 6 nguoi de bu vo dap lua . Hom truoc minh co di coi vo kich hon trinh nu , hay nhat la bon cuong vao nha sat hai nguoi nha de lay tien ., 1 dua con gai lon bi dam , dot chay mat . Ai chua kip coi thi nho coi nhe , hay lam

Bình luận về bài viết này