Định Hướng

IMG_1509


Thế hệ mới, ai cũng hô to khẩu hiệu “là chính tôi”, nhưng để áp dụng vào thực tiễn thì không nhiều.

Một số điều nói ra, biết chắc sẽ phật ý vài đối tượng, nhưng chẳng vì thế mà mình giữ trong lòng.

Mình thích ở Việt Nam, vì đã quen với nếp sống, văn hóa và… thức ăn tại quê nhà. Chưa từng có quan điểm phủ nhận mọi giá trị truyền thống, sính ngoại theo Tây để tạo nên sự “hot”, sự “cool” cho bản thân. Tuy nhiên, không bảo thủ. Học tập những điều hay của xứ người là điều đáng khuyến khích.

Áo dài rất tôn dáng. Vậy tại sao không kêu gọi chị em diện thường nhật, thay vào đó là quần tây, jeans, váy ngắn? Đơn giản, nó vướng víu và hạn chế sự năng động – mặc vào lăn tăn chạy việc thì còn gì duyên áo dài?

Ngày trước, ông cha ta thi cử, 13 tuổi đỗ Trạng được, 50 tuổi đỗ Trạng vẫn được, miễn sao đó là người tài năng nhất. Chả biết tự khi nào, tấm bằng được xem là thước đo? Trong khi ai cũng biết, giáo trình đang giảng dạy trong nhà trường khá lạc hậu, nhân viên mới đa phần cần training lại từ đầu. Nghĩa là, thà phí thời gian và chất xám để đổi tờ giấy và hư danh, còn hơn lăn vào đời lấy kinh nghiệm? Thực tế cho thấy rằng, nhiều bạn theo cao học xong chỉ… đi dạy, bởi đến lúc tốt nghiệp thì kiến thức đã cũ mèm.

Học và hành là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Dạo làm Marketing bên Kiemviec, đọc được vài CV khá ấn tượng, đủ các thể loại chứng chỉ do nước ngoài cấp cho. Một anh được sếp Paul nhận vào thử việc 2 tuần, xong không tuyển, vì lương đòi chót vót mà hiệu quả thì… Thiết nghĩ, kẻ thông minh sẽ học cách học, chứ ai lại áp dụng máy móc 1+1=2. Gạo bài để đạt điểm A, ở Singapore hay ở Mỹ khác gì? Mình dốt Toán là thế, thi Lê Hồng Phong vẫn 10/10, thi AP Calculus vẫn 5/5. Giờ nhớ sin cos tang chết liền.

IMG_1507


Cái dở ở ta là chưa biết cách hướng nghiệp hợp lý.

Người phương Tây thường quan sát đứa trẻ có khiếu môn gì, tôn trọng niềm đam mê của chúng, ủng hộ con đường chúng sẽ chọn theo đuổi. Trong khi đó, thử nhìn xung quanh xem.

Bố: “Mày điên à? Học cái đó mai mốt bốc c*t ăn.”
Mẹ: “Con còn thương mẹ khôngggggggggg?”

Hahahaaaaa.

Đùa tí. Mình may mắn, trời ban 2 vị phụ huynh tuyệt vời nhất quả đất (biết đang đọc nên nịnh chút chơi ). Một phần cũng do mình chủ động. Mình thường trao đổi hằng giờ, trình bày quan điểm cá nhân, với mọi logic chỉ để họ dễ dàng gặp mình tại một điểm chung. Những tưởng ai cũng thế, sau mới biết, nếu bất đồng:

1. Đóng sầm cửa.
2. Tuyệt thực.
3. Ngoan nhất là dạ thưa nghe theo nhưng trong lòng ấm ức.

Buồn cười nhỉ? Như thế giải quyết được gì?

Các bố trẻ mẹ trẻ, trước khi bạn trở nên quá cổ hũ, mình tặng một lời khuyên: Đừng lạm dụng chữ HỖN. Hỗn là ở thái độ, chứ không phải ở việc… phản đối mình. Nếu mở mồm nói mà muốn nó im thì thôi, ngồi trò chuyện với bức tường cho sướng!

Càng ép buộc đứa nhóc làm theo lời bạn, càng góp phần đẩy nó ra xa mà thôi. Ai chả biết bạn muốn điều tốt nhất cho nó, nhưng bản thân bạn đã hiểu kỹ lưỡng về cái “tốt” ấy chưa?

Thưở xưa, giang hồ đồn “công nghệ thông tin” đang hot, ùa nhau theo CNTT.
Thưở xưa, giang hồ đồn “kiểm toán” đang hot, ùa nhau theo kiểm toán.
Giờ là PR.

Mệt ha? Hỏi ra, các bác còn chả biết xài vi tính, nhầm lẫn khái niệm kế toán và kiểm toán, PR và quảng cáo. Định hướng nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cả đời, đâu phải… thời trang đâu mà lúc này lúc khác? Phải xem thế mạnh của con mình là gì, rồi cùng nó ngồi “nghiên cứu” kỹ lưỡng chứ.

Hồi mình còn nhỏ xíu, ba mình đã dạy:

“Không có nghề tầm thường, làm sao để phát huy toàn bộ khả năng, vươn lên đến đỉnh là thành công.”

Đích đến cuối cùng là hạnh phúc.

42 responses to “Định Hướng

  1. Em rất đồng ý với anh, nhiều khi thích những ngành liên quan đến nghệ thuật mà học thì em phải học Quản Trị KD để làm vừa ý phụ mẫu ở nhà. Hix, nhưng học xong rồi thì em cũng sẽ tìm cách rẽ thôi vì đó không phải là con đường mà em muốn đi lâu dài 🙂

  2. wá trời chữ, đọc lòi mắt… 2:25AM
    khổ thân tui

  3. Dung the, vuon den dinh la thanh cong!Chi li, chi li!

  4. Bai viet hay, dong y voi anh.
    Chung ta nen co cai nhin coi mo va thoang hon doi voi con cai cua minh. Phai de cho chung di bang chinh doi chan va buoc tren con duong chung muon, chu khong phai bat con leo len lung roi minh cong di tren con duong cua minh.
    Minh chi dinh huong va gop y, con lai the decision will be made by himself.

  5. Nói chung lớp này đè đầu lớp kia thôi. Xã hội đã quen thói ép buộc người khác thì nó thế. Có cha mẹ nào mà ko thương con, muốn điều tốt cho con, nhưng khi họ ra đời, ko phải cái gì họ muốn là được, có khi bản thân họ cũng bị ông bà quản thúc ép, nên quay lại bắt con chọn là chuyện có thể hiểu được.

    NHƯNG,

    Nếu đứa con có quyết tâm, chứng minh chuyện nó có thể làm thì lại khác. Em ko nói bài viết của anh sai, nhưng từ trước đến giờ, chúng ta chỉ biết đổ lỗi cho phụ huynh, có ai nghĩ lại các bạn trẻ đã làm gì chưa? Nếu bạn thích cái gì đó, có thể chứng minh với cha mẹ mình rằng mình làm việc đó có thể kiếm sống, cha mẹ nào lại cấm cản.

    Nếu thấy con mình cứng cáp, đầy đủ kiến thức và nghị lực để bước vào đời thì cha mẹ nào cản chi cho mệt. Chứ những người mới bị cản 1 chút, đã xoay ra bỏ ngang thì đừng mở mồm ra oán trách cha mẹ ép uổng. Nghe vớ vẩn lắm.

    Ngay cả ví dụ ở bản thân anh, cũng đã phải thuyết phục cha mẹ anh, chứ có phải cha mẹ anh chưa bao giờ bảo anh phải làm điều này điều kia trái ý muốn anh đâu. Em nghĩ anh nên focus vào điều này vì 1 số đông adua sẽ lao vào đổ thừa cho phụ huynh vì đã cản trở, ép buộc họ này nọ.

    ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO PHỤ HUYNH NỮA

    • Đang nói từ 2 phía đấy chứ. ^^

      Tất nhiên, người lớn vẫn có trách nhiệm nhiều hơn. Nếu từ nhỏ bạn bị đe nẹt, bị ép phải nghe lời tất tần tật, mong đợi tiếng nói ấy bật ra cũng khó. Nếu đã không thích những gì ông bà từng ràng buộc mình phải làm, sao lại áp dụng cho thế hệ sau?

      Con cái nhu nhược do ai nuông chiều? Hồi đó về VN tay lái yếu, chạy té xe liên tục, nhưng papa nhất quyết ko chở nữa. Nhờ vậy giờ mới tung tăng ngon lành nè. Nuôi người chứ đâu phải nuôi pet, ở nhà bắt nghe lời, ra đường thì ko cho. Nhiều người còn ngộ nữa, con thất bại còn xỉa xói, “Thấy chưa? Đã nói mà.” =)) Pó tay! Hỏi sao ko nản, ko nhụt chí? Tưởng ai cũng chai mặt như Robbey ah? =))

      Anh cũng là đứa lỳ đòn lắm em à, ăn đập bao nhiêu mới học được cách đàm phán đấy.

      Mà thôi, mỗi nhà mỗi cảnh, không vượt qua được chính bản thân thì chịu. Sống không vui trong gia đình đã là một bất hạnh, đâu cần ai phải đổ lỗi cho ai? Bố mẹ độc đoán + con rối bị giật dây = FAILED family.

  6. Kevjumba’s so cute :X Vô tình liên quan. =))

  7. em cũng đang học QTKD, ko bik tương lai làm cái nghề gì nữa, mẹ còn bắt học kế toán để ra dễ có việc. mà em thì ghét mấy cái tính toán lắm!!!

  8. Đọc bài nào của anh cũng thấm thía cả 🙂

  9. Há há! e khoái vụ lạm dụng chữ “Hỗn”. Giống quá trời. Nhưng mà của e là với ông bà, cãi lý ko lại là “hỗn”, “đuổi khỏi nhà”, “đập” @_@

  10. lâu mới thấy một bài đáng đọc và ngẫm nghĩ. thế hệ mình như vậy là muộn lắm rồi… Buồn

  11. Em sắp thi ĐH, may mắn gia đình cũng rất tuyệt vời :D, ủng hộ em đi theo ước mơ trong khả năng của em . Đọc bài này của anh xong, thấy có thêm đông lực và sức mạnh ghê gúm 🙂
    luv luv 😀 :X :X

  12. em cũng có phụ huynh tuyệt vời nhất quả đất 🙂 (giống anh :”>). Nhưng nhiều người phàn nàn với pa mẹ là: “sao chiều nó dữ, nó mới 12 mà sao đủ quyết định tương lai mà để nó tự chọn trường thế kia” :(( >”<!

  13. Chúng ta chỉ có thể nói chung chung chứ thật sự ko dễ như chúng ta nói, dù 1 phần RObbey nói là đúng.

    Những nguyên nhân khách quan lúc nào cũng cần đến sự hên xui và rất khó để tự mình giải quyết, còn chủ quan thì cũng tuỳ bản chất mỗi người nữa, người nào gan dạ, quyết đoán thì ổn thôi, còn người nào nhút nhát, hay lo sợ thì khó lắm.

    Nói vậy chắc cũng ít ai hiểu vì đã tóm gọn hết cỡ.

    Nói chung là vầy, chúng ta chỉ có 1 cơ hội để sống 1 cuôc sống, cho nên KO BAO GIỜ chúng ta có thể hiểu được hoàn toàn cuộc sống của người khác để phản ánh 1 cách chính xác nhất.

    Dù sao bài viết của RObbey cũng bổ ích lắm.
    Tiện thể Robbey cho mình hỏi để đến nghề đạo diễn có mấy con đường? ( nếu R biết)

    • Chà, mình chưa nghiên cứu lĩnh vực đó. Nếu bạn thích phim ảnh, có thể lên các diễn đàn, chắc sẽ gặp gỡ nhiều đàn anh với những lời khuyên hữu ích hơn. 😀

      Đồng ý cha mẹ sinh con, trời sinh tính – nhưng có những cái gọi là thói quen. Nếu mỗi lần đưa ra ý kiến lại bị đập, bạn sẽ mất dần thói quen ấy.

  14. Thiệt ngộ, trong Tết và sau Tết mọi người thích nói về nghề nghiệp. Người lớn cứ có thói quen gặp ai nhớn nhớn thì lại hỏi, “Con bao nhiêu tuổi? Sắp tốt nghiệp chưa? Học ngành gì?” Thảm cho những ai thích làm freelance hoặc chưa rõ mình sẽ làm gì, vì không thể nào mô tả được “ngành” của mình.

    Mình may mắn không bị kêu là hỗn, nhưng suốt ngày cứ bị quay, “Sao bây giờ mẹ không có chút ảnh hưởng nào với con được. Con hồi nhỏ ngoan hết sức, mẹ nói gì cũng nghe.”

    • Nếu họ quan tâm thật sự thì có sao nói vậy, chưa hiểu – giải thích cặn kẽ cho hiểu. Còn gặp thể loại hỏi han để tọc mạch – qua loa cho xong chuyện được rồi. Mình ko quan trọng tuổi tác, quan trọng bản chất cá nhân đó thế nào thôi.

      Người ngoài muôn đời vẫn là người ngoài. Ba mẹ khác, mẹ còn nói vậy chứng tỏ mẹ chưa hiểu mình. Trao đổi nhiều, sớm muộn sẽ gặp nhau tại điểm chung. ^_^

  15. ừa he, mỗi lần phản bác ý kiến của nhị vị phụ huynh là cứ bị phán cho 1 câu: hỗn. Nhiều khi ấm ức mà cứ thế làm tới, nhưng có khi thấy tình hình căng wá thôi im luôn cho lành, nhưng cứ tức anh ách ấy.

  16. Em có biết về PR và thấy mình cũng có năng lực để theo đuồi. Đúng hơn có lẽ là đam mê vì em thích và coi trọng quan hệ giữa con người với nhau… Nhưng thú thật là cũng chỉ tiếp xúc thông tin qua net chứ còn thực chất nghề nghiệp như nào thì lơ tơ mơ lắm. Anh cho em vài lời khuyên đc k? Tố chất, ngành học, kĩ năng…? 🙂

    • Anh nghĩ việc này đòi hỏi sự năng động và sáng tạo, mà muốn phát huy được chỉ có cách lăn vào làm thui. 😀 Ko giỏi hướng dẫn người khác cho lắm. =))

        • nếu chọn PR để học, em nên suy nghĩ kĩ, không hào nhóang như em tưởng tưởng hoặc hình dung hoặc đọc trên sách báo hay thấy trên TV đâu. Trước khi ra với “trường đời” em phải đối diện với “trường học” trước đã. Chương trình học PR của VN hiện nay chủ yếu thiên về báo chí nhiều hơn ^^, em sẽ được học âm nhạc, truyền thông, mỹ học….nhưng mà thiên về lí thuyết nhiều lắm , dẫn đến tình trạng một số anh chị khóa trên thắc mắc vì sao học PR mà lại thiên về kĩ năng báo chí nhiều quá!!^^
          But đổi lại, những anh chị học PR rất năng động, sáng tạo và cực kì cực kì cực kì tự tin, sẵn sàng cạnh tranh bất cứ lúc nào,cái em học được từ môi trường xung quanh sẽ nhiều hơn là học từ các giáo trình của thấy cô ^^ —–> kinh nghiệm rút tỉa được sau nửa học kì. ^^
          Hai trường dạy PR:
          Phía Bắc : Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền^^
          Phía Nam : ĐH DL Văn Lang ^^

        • Very helpful dear, thank you. ^_^

  17. ba mẹ em chơi chiêu còn độc hơn : Không nói trắng ra , cứ chơi 1 câu : “tùy con” .
    Trông thế thôi chứ mặt thì hậm hực bực bội , tính tình bắt đầu khó chịu . Không thể hiện emotions ra ngoài xem hành động cũng đủ biết …
    PS : em đang học cntt , ngành mạng . Nhưng papa và mama cứ đòi học bu di nít cơ …

  18. Rob thanh tu van vien hoi nao zay ta?

  19. một ngày đẹp trời, em xin mẹ: “Mẹ à, mấy anh chị khen con có khiếu làm diễn viên lắm! hay con đi học Sân khấu điện ảnh nha mẹ?”
    “Sao lại đi làm nghề xướng ca vô lọai đó?”
    “Mấy anh chị cũng khen có khiếu học đàn lắm! Mẹ cho con đi học Nhạc viện nha?”
    “Học [đàn] mốt đi làm [điếm] à?”
    … :|…. [em lặng thinh]

  20. Rất tán thành ý kiến của Robbey … học theo cách máy móc không phải là con đường dẫn đến thành công sau này !

  21. Đúng rồi… ôi cái sự học ở VN, ôi cài bằng cấp làm vé xe thông hành. Tuy nhiên, khả năng và kinh nghiệm vẫn là quan trọng nhất. Một người du có mang bằng giỏi mà hiệu quả công việc kém thì tấm bằng đó cũng đâu có giá trị.
    Trải qua nhiều vị trí công việc mà mình cũng hiểu ra, hiệu quả công việc mới là thức đo khả năng và học vấn của mình.
    Nhưng, dù sao vẫn phải đi học, vẫn phải kiếm vài cái bằng (bằng thực chất, hok ảo) 😀

  22. Cái comment này anh đọc thôi, ko cần public.

    Em comment như thế để tránh trường hợp 1 số lười nhác viện cớ để trách móc, vì anh cũng biết bây giờ anh có vị trí, có tiếng nói. Những ý kiến của anh cũng được nhiều ng ủng hộ, vì thế em ko muốn thấy cảnh có những đứa nhảm nhí vịn vào cớ này đổ thừa cha mẹ chúng nó. Thế thôi, dù gì em cũng thấy là cả 2 bên đều có lỗi.

  23. e rất ấn tượng chuyện a cả gan ngưng học về nước, thực sự e rất muốn biết a đã làm thế nào mà thuyết phục được gia đình vậy?

  24. Cảm ơn anh vì bài viết này. Giúp em nhận ra nhiều điều. “Đích đến cuối cùng là hạnh phúc” => em thích câu này lắm!

  25. Em cung khong phan biet duoc quang cao voi PR khac nhau cho nao? Anh co the noi ve su khac nhau giua hai nganh do duoc khong? Thanks anh.

  26. Pingback: February 2010 – Từ Khóa cho Mùa Tết: Phất Cờ! « Robbey McNificent

Gửi phản hồi cho robbeydeptrai Hủy trả lời